Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Bài thơ Dạy con (Huấn tử thi) của Tiến sĩ Ngô Phúc Lâm



               
NGÔ PHÚC LÂM 吳福臨 (1722 -1784)
           Người xã Trảo Nha huyện Thạch Hà – Nay là thôn Nam Sơn thị trấn Can Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.              
          Ông là cháu nội của Toản Võ hầu Ngô Phúc Trị, cháu gọi bằng cố của công thần triều Lê Trung hưng Tào quận công Ngô Phúc Vạn; con thứ 3 của Dật Trung hầu Ngô Phúc Bình và Trung thất phu nhân Lê thị (huý Thị Lựu).
         45 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 27 (1766) đời Lê Hiển Tông. 
         Sau khi thi đỗ, ông được bổ chức Giám sát ngự sử đạo Lạng Sơn. Năm sau (1767) đổi làm Đốc đồng Sơn Tây. Năm Nhâm Thìn (1772) được bổ chức Hiến sát sứ Thanh Hoa. Năm 1775 về kinh làm giám thí thi Hội, thăng chức Tri thị nội thư tả Binh phiên. Năm 1778, Giám thí thi Hội, điều bổ chức Tham chính xứ Sơn Nam. Năm 1782, về Kinh làm Trưởng phái bộ lên Lạng Sơn giao thiệp với sứ nhà Thanh về việc biên giới. Khi trở về được phái đi Thanh Hoa xem đất đặt lăng cho Tĩnh vương Trịnh Sâm. Năm Cảnh Hưng Quý Mão (1783) được phái đi giữ chức Đốc thị quân doanh Thuận Hoá, nhưng lâm bệnh phải về Kinh điều trị rồi mất (6-1784). Truy tặng Gia hạnh đại phu Công bộ Hữu thị lang.
        -Ngô Phúc Lâm, tự Hồng Tích 洪錫 hiệu Thuật Hiên 述軒.
        Tác phẩm có:
Tân tập Hoan Châu Thạch Hà Trảo Nha Ngô thị truyền gia tập lục 新輯驩州石河爪牙吳氏傳家集錄
-Hun t thi 訓子詩
-Bàn A   sơn Quan lan sào thi 盤阿山觀瀾巢詩
LTĐK(III,62b; NTGP; ĐVSKTục Biên; CMục(CB.45,3); N°1383.
       (Xem: Từ điển CNKBVN, số 2554)
 

Bài thơ Dạy con (Huấn tử thi) của 
Tiến sĩ Ngô Phúc Lâm


                         I

Năm năm lần lại, “lạp” chép “ giêng”[i],

Ngay thảo[ii] dòng nhà, ấy của riêng.
Kẻ biết chẳng ghen[iii], trời chẳng phụ,
Người sinh càng ngỏ[iv], đất càng thiêng.
Nức hương đàn hạnh[v] theo nền nếp,
Trải bước đài lan[vi], sẵn mối giềng.
Giữ được bấy nhiêu làm báu cả[vii],
Mặc phù[viii] đời cậy sức thiêng liêng[ix].



[1] Lạp” chép “Giêng”: ý nói năm năm trở lại đây nhiều khi đang ở tháng Chạp (“Lạp”), lại chép là tháng “Giêng”. Tác giả tự nói mình đã già, không còn được minh mẫn như trước nữa.
2 Ngay thảo: Ngay thẳng, chính trực; và hiếu thảo.
3 Chẳng ghen: không đố kỵ, ghen ghét.
4 Ngõ: (từ cổ): khôn, giỏi, thông minh.” “ Dâu lành, rể ngõ” (Truyền kỳ mạn lục); “Tài tuy chẳng ngõ, trí chăng cao” (Nguỹen Trãi, Quốc âm thi tập)
5 Đàn hạnh:
6 Đài lan:
7 Báu cả: Đại báu, báu vật quý nhất.
8 Mặc phù: Mặc cho, mặc dù.
9 Sức thiêng liêng: Sức mạnh của đấng thiêng liêng.

                          II.

Hễ đấng làm trai chí đốc chuyên[10],
Dùi mài ra sức mãi hãy nên.
Trăng hoa cờ bạc màng mê mải,
Đèn sách văn chương xả[11] tập rèn.
Ngay thảo ấy dòng, tua gìn nắm[12],
Giàu sang là phận[13], chớ bon chen.
Ngưòi sinh ắt hẳn trời không phụ.
Nhà rạng trâm anh dõi dõi[14] truyền.

10 Đốc chuyên:
11 Xả: bỏ. Xả tập rèn:bỏ không rèn luyện.
12 Tua gìn  nắm: Tua: âm cổ Hán Việt, được coi như từ Nôm, âm Hán Viêt là Tu , nghiã là “cần phải”;  gìn nắm: giữ gìn, nắm cho chắc, nắm vững.
13Giàu sang là phận: “ là phận” tức là “đã có số phận”.Giàu sang đã có số phận, chớ nên bon chen.
[1]4 Dõi dõi: không dứt, không đứt quãng: “Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi” (Chinh phụ ngâm); “ Nhớ chàng dõi dõi khúc nhôi nào cùng” (Chinh phụ ngâm)

                          III

Tang bồng[15] sơ ý, chí nam nhi,
Hăm hở rày tua duỗi kịp thì.
Cánh phượng liệng tìm, ngô mãi nghĩ,
Cung thiềm vin được quế làm kỳ.
Vạc chung[16] lộc nước lo tới giả[17],
Quen thấy danh đời nức rạng ghi.
Nhìn ấy thư son, kia khoán thiết[18],
Cẩm hồi[19] cho kịp thủa ban y.
15 Tang bồng:
[1]6 Vạc chung:
[1]7 Lo tới giả: Giả = trả. Được ăn lộc nước rồi, phải lo tới việc trả ơn nước.
18 Thư son, khoán thiết: Hán văn: Đan thư, Thiết khoán:
19 Cẩm hồi: Mặc áo gấm về làng. Kẻ sĩ xuất thân hàn vi, khi thi đỗ Tiến sĩ được vua ban áo gấm, được hưởng nghi thức vinh quy bái tổ (vẻ vang trở về làng lạy tạ tổ tiên)

                          IV

Thao lược văn thi sẵn nghiệp nhà,
Dùi mài mai rạng dấu khôi khoa.
Thảo ngay[20] nối vẹn dòng cao mật,
Hiền đức chen vai cửa Phục Ba[21].
Đỉnh Nhạc[22] thung còn xây đắp vững,
Non Yên[23] quế đã nức thơm xa.
Đinh ninh bền giữ lời cha dạy,
Đừng xưng người khóng[24] đấng Trảo Nha[25].

20 Thảo ngay: cũng như “Ngay thảo” (xem chú 2 bài I)
21 Cửa Phục Ba:
22 Đỉnh Nhạc : Đỉnh núi Ngũ Nhạc
23 Yên Sơn: quê của Đậu Vũ Quân, người cha có tiếng dạy 5 con thành người hiền tài, gọi là Đậu Yên Sơn  Tam tự kinh có câu: “Đậu Yên Sơn, hữu nghĩa phương; giáo ngũ tử, danh câu dương.” Đậu Vũ Quân người U Châu, sống vào khoảng cuối đời Tấn. U Châu thuộc nước Yên nên gọi là Yên Sơn.
23  Khóng: từ cổ, Khong/ khóng= khen; ngợi khong= ngợi khen.
24Đấng : Bậc, thứ bậc (người ba bảy đấng).  Chớ bảo rằng người ta khen ngợi đấng bậc người Trảo Nha! Ý nói mọi việc đều do ở chính mình, đừng nghĩ hễ cứ người Trảo Nha thì được người ta khen ngợi.

                                                              NGẠN XUYÊN 
                                                             phiên âm -chú thích

Phụ lục:
Bảng thanh điệu 4 bài Thơ dạy con của Ngô Phúc Lâm
        I
BTBBTTB
TTTBBTT
BBBTTBB
TBBTBBT
TTBBTTB
TTTBBTT
TBBTTBB
     II
TTBBTTB
BBBTTTB
BBBTBBT
BTBBTTB
BTTBBBT
BBBTTBB
BBTTBBT
BTBBTTB
     III
BBBTTBB
BTBBTTB
TTTBBTT
BBBTTBB
TBTTBTT
BTBBTTB
BTBBBTT
TBBTTBB
         IV
BTBBTTB
BBBTTBB
TBTTBBT
BTBBTTB
TTBBBTT
BBTTTBB
BBBTBBT
BBBTTTB
            
       Thơ Nôm thất ngôn mà từ trước đến nay chúng ta vẫn tưởng hoàn toàn theo đúng luật thơ Đường thực ra không đúng hẳn như vây. Thơ Đường luật Trung Quốc, từ thứ 3,  thứ 5 của câu 1 và từ thứ 3 của câu 4 thuộc diện được lựa chọn tự do (B hoặc T). ở thơ Nôm thất ngôn Đường luật của ta (gọi là thơ Hàn luật) các từ đó phải thực hiện một quy định cứng lần lượt  là B,T, và B.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét